Ngày 19/7/2022, UBND huyện Di Linh phát đi Công văn số 1585 /UBND-XD gửi các phòng ban có liên quan cùng Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư ISRAEL về việc hoàn thiện ý tưởng quy hoạch quần thể vui chơi giải trí Làng Châu Âu tại huyện Di Linh.

Theo đó, UBND huyện Di Linh giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan làm việc với Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư ISRAEL (Liên danh Công ty) cùng đơn vị tư vấn để hoàn thiện nội dung, hồ sơ ý tưởng quy hoạch.
Qua đó, tổng hợp, tham mưu cho UBND huyện báo cáo, đề xuất gửi Sở Xây dựng, UBND tỉnh trước ngày 25/7/2022.
UBND huyện Di Linh cũng yêu cầu Phòng Kinh tế và Hạ tầng, các cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện và báo cáo theo quy định.
Chỉ đạo nêu trên của UBND huyện Di Linh được đưa ra nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 5104/UBND-QH ngày 12/7/2022, về việc hoàn thiện ý tưởng quy hoạch quần thể vui chơi giải trí Làng Châu Âu tại huyện Di Linh và huyện Lâm Hà.
Theo đó, tại Văn bản số 5104/UBND-QH, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Di Linh và huyện Lâm Hà khẩn trương làm việc với Liên danh công ty cùng đơn vị tư vấn để hoàn thiện nội dung, hồ sơ ý tưởng quy hoạch.
Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Di Linh và huyện Lâm Hà trên cơ sở nội dung, hồ sơ ý tưởng quy hoạch nghiên cứu, xem xét ý tưởng quy hoạch.
Qua đó tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo phù hợp với quy định.

Ý tưởng quy hoạch có gì đặc biệt?
Báo cáo ý tưởng quy hoạch khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2 (huyện Di Linh và huyện Lâm Hà), Lâm Đồng cho biết, quan điểm và mục tiêu thiết kế dựa trên 6 nội dung quan trọng.
Cụ thể là tôn trọng tối đa hiện trạng dân cư, đưa ra các phương án chỉnh trang, mở rộng công trình công cộng, Nhà văn hóa, các tiện ích xã hội cho cộng đồng…
Phương án ý tưởng đưa ra cần gìn giữ, phát huy tối đa bản sắc văn của địa phương, đặc biệt là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Đồng thời cần đưa ra phương án làm sao dung hòa giữa cái mới và cái cũ …
Tiếp theo đó là không chuyển đổi đất rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng sản xuất do nhà nước quản lý. Khai thác du lịch dưới tán rừng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo quy định của nhà nước, đảm bảo hiệu quả và bền vững.
Phát triển các tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí phục vụ đa dạng đối tượng tham gia trải nghiệm khám phá với các dịch vụ đẳng cấp Quốc tế. Từ đó thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh nói riêng và đưa du lịch của Việt nam hướng ra quốc tế.
Phát triển mô hình đô thị sinh thái với loại hình nhà ở mật độ thấp là chủ yếu (chiếm khoảng 90%). Song song với đó là xây dựng các cụm dân cư tập trung, thương mại dịch vụ kết hợp ở (chiếm khoảng 10%).
Đưa ra các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp chuyên canh, sang mô hình nông nghiệp CNC, tăng năng suất sản xuất, tăng cao thu nhập, đời sống cho người lao động tại địa phương.
Mục tiêu tổng quát của ý tưởng quy hoạch xác định việc xây dựng một Quần thể du lịch, vui chơi giải trí đẳng cấp; là một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Tây Nguyên & vùng Đông Nam Bộ.
Báo cáo ý tưởng quy hoạch cũng cho biết, cơ cấu phân vùng quy hoạch với 4 vùng tượng trưng cho 4 mùa.
Trong cơ cấu phân vùng quy hoạch, khu du lịch, nghỉ dưỡng 787 ha; khu thương mại, dịch vụ 289 ha; khu vui chơi giải trí 1.282 ha; khu đa chức năng 312 ha; khu ở mới 268 ha; khu làng Châu Âu 3.800 ha; khu làng Tây Nguyên thu nhỏ 225 ha.
Bên cạnh đó còn có khu dân cư hiện trạng cải tạo 2.511 ha; khu tái định cư 201 ha; khu công trình công cộng 40 ha; khu motel 110 ha; khu trang trại nông nghiệp 6.464 ha; khu trang trại thủy sản 515 ha; khu trang trại ngựa 1.350 ha; khu không gian mở 2.090 ha; rừng sản xuất 1.275 ha; rừng phòng hộ 170 ha; đất khác 2.646 ha.
Về quy hoạch hệ thống giao thông sẽ có giao thông đối ngoại; giao thông liên khu vực; giao thông khu vực; tuyến monorail; tuyến cáp treo; thủy phi cơ; ưu tiên hệ thống giao thông công cộng chạy bằng điện.
TIN TỨC KHÁC
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Lâm Đồng sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới?
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 142 dự án du lịch, dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 52.060 tỷ đồng, quy mô diện tích 12.463 ha. Tỉnh ủy...
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc xin cấp vốn để đầu năm 2023 giải phóng mặt bằng
Các đơn vị liên quan đến thực hiện cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc (một hợp phần trong dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Bảo...
Phấn đấu khởi công 2 đoạn cao tốc Dầu Giây – Liên Khương theo phương thức PPP trong quý 2/2023
Hai dự án thành phần Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc thuộc cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng mức đầu tư 24.585...
Bất động sản Lâm Đồng sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới?
Tỉnh Lâm Đồng vừa có động thái tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho việc hiến đất làm đường và tách thửa đất tại địa phương, qua đó tạo điều...
Cao tốc Tân Phú – Liên Khương dự tính khởi công sớm 6 tháng
Hai dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương được dự tính khởi công vào tháng 6/2023, hoàn thành sau ba năm, sớm...
Novaland đề xuất gì về ý tưởng quy hoạch khu vực hồ Đăk Long Thượng tại Lâm Đồng?
Ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chủ trì cuộc họp để nghe lãnh đạo Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc...
Tiến độ các dự án lớn tại Lâm Đồng hiện đang ra sao?
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng vừa phát đi Báo cáo số 253/BC-KHĐT về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội 7 tháng...
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ định hình “một tương lai khác” của Lâm Đồng
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khi hoàn thành sẽ định hình “một tương lai khác” của Lâm...